Hướng dẫn cách nuôi thỏ tại nhà cho người mới bắt đầu

Nếu bạn không thích nuôi mèo hay chó thì thỏ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, cách nuôi thỏ làm thú cưng không hề đơn giản tí nào, chúng cần sự chăm sóc riêng biệt được khỏe mạnh và sống hạnh phúc hơn. Dưới đây là hướng dẫn cách nuôi thỏ bạn có thể tham khảo.

1. Suy nghĩ thật kỹ

Cách nuôi và chăm sóc thỏ không hề giống như cách bạn nuôi một con mèo hay con chó. Nó khó khăn và tốn kém về nhiều mặt. Nói đòi hỏi bạn phải có những kiến thức nhất định về việc nuôi thỏ, vì chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến cho bé thỏ của bạn bị tổn hại.

Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ 11 điều trước khi mang thỏ về nhà sau đây; để xem rằng bạn chỉ muốn nuôi thỏ vì một sở thích nhất thời hay bạn thật sự muốn chúng. Nếu sau khi xem xét kỹ mà bạn vẫn muốn nuôi thỏ thú cưng thì hãy đến với những cách nuôi thỏ dưới đây.

2. Chọn giống thỏ thích hợp

Nuôi thỏ cảnh, thỏ kiểng đang là trào lưu khá nổi. Có rất nhiều giống thỏ cảnh dễ thương đáng yêu tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo thêm 5 giống thỏ kiểng được yêu thích tại Việt Nam để có thêm cho mình sự lựa chọn. Tuy nhiên, ngoài việc dựa vào ngoại hình của thỏ, bạn cần xem xét giống thỏ kiểng đó có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình không.

Một số giống thỏ chỉ cần một không gian nhỏ trong nhà, trong khi giống thỏ khác thì lại cần không gian rộng hơn. Một số loài phù hợp với những người năng động, với vật nuôi khác trong gia đình, với trẻ em; số khác thì lại không. Vì vậy, hãy xem xét điều kiện bản thân mình để chọn các giống thỏ cảnh, thỏ kiểng thích hợp.

thỏ lùn hà lan
Giống thỏ lùn Hà Lan

Ngoài ra, bạn nên chọn cho mình 1 con thỏ khỏe mạnh. Hãy xem liệu chúng có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tật hoặc các vấn đề khác hay không. Mặc dù không có gì đảm bảo, nhưng việc tránh những con thỏ có dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe có thể giúp bạn đỡ đau lòng hơn trong tương lai. Bằng cách quan sát kỹ một con thỏ mà bạn đang xem xét, bạn cũng có cơ hội để biết tính cách của nó.

Ngoài ra, nếu bạn đã quyết tâm mang 1 một thành viên thỏ vào gia đình, bạn nên đến các trạm cứu hộ. Có rất nhiều bé thỏ cần một ngôi nhà yêu thương.

3. Chuẩn bị danh sách mua sắm

a. Thức ăn

Một trong những phần quan trọng nhất trong hướng dẫn cách thức nuôi thỏ là đảm bảo bạn cung cấp một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng cho chúng. Thỏ có một hệ tiêu hóa nhạy cảm và độc đáo nên bạn cần chuẩn bị thật kỹ. Nhiều sản phẩm thức ăn cho thỏ nhiều màu sắc, khiến chúng hấp dẫn bạn mua. Tuy nhiên, hầu hết trong số này là hỗn hợp thức ăn có đường không tốt cho thỏ.

Chế độ ăn uống lành mạnh của thỏ bao gồm khoảng 80% cỏ khô như timothy, cỏ yến mạch, hoặc cỏ vườn; cỏ khô cỏ linh lăng phù hợp với chế độ ăn của thỏ con hơn . Ngoài ra, thỏ cũng cần rau và trái cây. Hãy cung cấp nhiều loại rau và trái cây khác; kiểm tra để đảm bảo tất cả các loại rau củ quả đều an toàn cho thỏ. Để biết cách cho thỏ ăn, bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây.

Bạn cũng có thể cho thỏ ăn thức ăn viên thương mại (hạt) nhưng hãy hạn chế vì chúng có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Nên tránh những viên có thành phần ngô hoặc hạt khô. Một trong những mối đe dọa đáng kể nhất đối với sức khỏe của thỏ là hệ tiêu hóa bị tắc nghẽn.

Đảm bảo rằng thỏ của bạn luôn có nhiều nước mát và sạch, không có clo.

b. Chuồng cho thỏ

Lưu ý

Thỏ là động vật bị săn mồi, vì vậy cách nuôi thỏ tốt nhất là bạn nên nuôi thỏ ở trong nhà. Nếu bạn muốn nuôi thỏ ngoài trời (không khuyến khích), bạn sẽ phải cung cấp nó một nơi trú ẩn an toàn khỏi mưa và nhiệt độ khắc nghiệt. Chúng phải an toàn trước những kẻ săn mồi như chó. Chuồng trại cần được giữ sạch sẽ để không thu hút côn trùng ký sinh. Vào mùa đông, rơm có thể được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt. Nên thay bát nước hàng ngày, đặc biệt là vào mùa đông khi nó có thể đóng băng.

Cách nuôi thỏ trong lồng:

Việc quyết định chọn một ngôi nhà cho thỏ của bạn là vô cùng quan trọng. Cho dù bạn quyết định chọn chuồng hay lồng nuôi thỏ, thì hãy chọn một cái thật rộng rãi: 1m – 1,3m. Hầu hết các kích thước chuồng nuôi thỏ được bán trên thị trường thực sự quá nhỏ.

Thỏ cần đủ không gian để nhảy nhót và di chuyển xung quanh và tung tăng cả ngày. Chuồng của thỏ phải có chiều dài ít nhất gấp 3 đến 4 lần chiều dài của thỏ khi chúng nằm dài ra ngoài. Quy cách chuồng nuôi thỏ là chuồng càng lớn càng tốt.

Nếu không thể tìm được một chiếc chuồng phù hợp, bạn có thể  tự mình tìm cách làm chuồng nuôi thỏ.

Lồng/chuồng phải đủ rộng và cao để khi chúng đứng bằng hai chân sau sẽ không bị đập đầu vào nóc lồng. Vì thỏ có bàn chân mềm nên bạn đừng nên lựa chọn lồng/chuồng có đáy bằng dây. Hãy chọn chuồng có đáy bằng nhựa, lót thêm rơm rạ để cho êm. Chuồng đủ rộng rãi, dễ vệ sinh sẽ dễ dàng cho thỏ ra vào và giúp việc dọn dẹp của bạn nhẹ nhàng hơn.

See also  6 Reasons Cats Shed and How to Reduce Shedding in Cats
Bạn có thể chọn loại chuồng thỏ đơn giản nhưng không nên chọn chuồng có đáy bằng dây vì dễ ảnh hưởng tới chân thỏ

Chuồng nên được giữ ở nơi mát mẻ và thông thoáng. Kỹ thuật nuôi thỏ nhốt chuồng là không nên đặt lồng thỏ dưới tầng hầm vì nó thường quá ẩm ướt và có thể gây ra bệnh hô hấp. Nếu khu vực này quá nóng, thỏ có thể bị say nóng và tử vong.

Bên trong lồng/chuồng, hãy để:

  • Đồ chơi như hộp các tông và đồ chơi dai bằng nhựa; thỏ cần nhai để giữ cho răng mọc nhanh.
  • 1 cái kệ để thỏ của bạn có thể nhảy lên để duy trì sức mạnh của chân
  • Thức ăn và nước uống
  • 1 hộp carton đầy cỏ khô hoặc một chiếc hộp kín để ẩn náu
  • Hãy cho thỏ đi vệ sinh vào khay vệ sinh. Nước tiểu thỏ có thể có mùi nặng, vì vậy bạn nên thay khay vệ sinh thường xuyên. Đây là cách nuôi thỏ không hôi. Để làm điều này, bạn chỉ cần áp dụng cách huấn luyện thỏ đi vệ sinh của chúng tôi. Việc triệt sản thỏ có thể giúp giảm mùi hôi. Ngoài ra, nước tiểu thỏ có nhiều canxi nên khi khô lại có thể để lại cặn phấn khó rửa sạch; bạn có thể dùng giấm để tẩy rửa cho an toàn.

Cách nuôi thỏ kiểng mini

Một chiếc lồng đủ rộng rất quan trọng đối với sức khỏe của thỏ cưng, nhưng nó cũng không thể thay thế cho việc tập thể dục của chúng. Thỏ cần tập thể dục hàng ngày để giữ sức khỏe và ngăn ngừa các rối loạn về thể chất hoặc hành vi. Bạn nên để chúng chạy, nhảy và di chuyển ít nhất vài giờ mỗi ngày.

Cách nuôi thỏ thả rông:

Bạn có thể để thỏ đi khám phá trong nhà. Nhưng hãy hết sức cẩn thận vì thỏ thích nhai. Các dây điện nguy hiểm, dây cáp dễ trở thành mục tiêu cho chúng. Lúc này hãy chặn tất cả các lối thoát hiểm ra khỏi nhà và che hoặc chặn tất cả các dây điện. Bạn cũng có thể che đồ đạc của mình để bảo vệ đồ đạc khỏi bị răng hoặc móng vuốt. Loại bỏ tất cả các loại thực vật độc hại, thuốc diệt loài gặm nhấm, thuốc diệt côn trùng và các chất độc khác khỏi tầm với của thỏ.

Ngay cả khi bạn dự định nuôi thỏ thả rông trong nhà hay thả vườn, bạn vẫn nên sử dụng một cái chuồng để làm nơi trú ngụ của chúng. Điều này sẽ đảm bảo rằng thỏ của bạn luôn có một nơi an toàn và thoải mái để trở về khi chúng muốn nghỉ ngơi và thư giãn.Nếu không muốn mua chuồng, bạn có thể dùng quây cũi làm nơi trú ngụ cho thỏ của mình. Chuồng quây (phải cao ít nhất 1m) sẽ cung cấp nhiều không gian để thỏ có thể tập thể dục, đi loanh quanh mà không mò vào những chỗ nguy hiểm. Bạn có thể mua loại chuồng quây lắp bằng tấm ghép để linh hoạt hơn.

Quây cũi mang lại cho thỏ nhiều không gian hơn và chúng dễ dàng vệ sinh hơn nhiều so với lồng hoặc chuồng thỏ truyền thống. Chúng lớn hơn và cũng rẻ hơn nữa. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển chuồng quây ra ngoài sân để thỏ có không khí ngoài trời, nhưng phải luôn có người giám sát.

c. Hộp vệ sinh và cát cho thỏ

Cách nuôi thỏ như thế nào? Nếu bạn chưa biết thì thỏ hoàn toàn có thể sử dụng hộp vệ sinh như mèo. Điều này sẽ giúp bạn đỡ cực hơn trong khâu dọn dẹp vì thỏ ỉa rất nhiều; chúng có thể ị 200 cục/ngày. Điều quan trọng là bạn phải biết chọn lựa thau cát và cát hợp với chúng:

– Thau cát: bạn có thể dùng khay vệ sinh riêng cho thỏ (mặt lưng cao, mặt trước thấp) hoặc dùng loại thau cát mèo cạnh thấp.

– Cát cho thỏ: dùng loại cát làm bằng giấy, viên nén mùn cưa, cát làm từ yến mạch và cỏ linh lăng, từ vỏ cây dương. Bạn có thể dùng loại cát cho thỏ từ viên nén mùn cưa Cat’s Best.

d. Đồ chơi cho thỏ

Cách nuôi thỏ hiệu quả là luôn cung cấp đồ chơi cho chúng. Thỏ rất vui tươi, hiếu động và tò mò, và chúng cần nhiều loại đồ chơi để luôn bận rộn và đỡ mòn răng. Đồ chơi cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của thỏ và tạo cơ hội để bạn gắn kết với chú thỏ của mình. Những món đồ chơi này giúp thỏ thực hiện các hành vi bản năng của mình (nhai, gặm, đào bới) mà không ảnh hưởng tới vật dụng và ngôi nhà của bạn.

– Cung cấp cho thỏ đồ chơi nhai: có thể là bất cứ thứ gì, từ đồ chơi bằng gỗ, đến cuộn giấy vệ sinh bằng bìa cứng, hoặc thậm chí là thanh gỗ táo. Bạn có thể tự làm đồ chơi nhai bằng ống giấy vệ sinh bằng bìa cứng và các vật dụng khác mà bạn có thể tìm thấy xung quanh nhà.

– Tạo cho thỏ một chiếc hộp để đào: Chỉ cần tìm một chiếc hộp mà thỏ của bạn có thể nhét vào (có thể là nhựa hoặc bìa cứng, bất cứ thứ gì bạn có sẵn) và lấp đầy nó với những món đồ chơi thú vị cho thỏ của bạn.

– Chúng cũng thích những thứ có thể di chuyển, chẳng hạn như cuộn giấy vệ sinh, hộp bìa cứng rỗng nhỏ, và đống giấy vụn nhỏ, hoặc quả bóng chứa đầy không khí. Bạn có thể giấu đồ ăn vặt trong đồ chơi của chúng để khuyến khích hành vi kiếm ăn.

Dưới đây là các loại đồ chơi cho thỏ được khuyến khích dùng:

e. Vật dụng khác

Cách nuôi thỏ cảnh tại nhà:

– Túi vận chuyển: bạn có thể mua túi đựng mèo để đựng thỏ, trong trường hợp cần di chuyển chúng. Hãy xem xét mua một cái túi đựng chắc chắc và đủ rộng, đủ bự để vẫn vừa với thỏ khi chúng lớn lên. Bạn nên sử dụng lồng đựng thú cưng chuyên dụng như dưới đây.

See also  Mice Create Nests in Your Home Because They Crave Companionship and Can't Bear Loneliness

– Đồ chải lông, cắt lông, cắt móng

– Bát thức ăn và nước uống: Thỏ có xu hướng lật úp bát thức ăn và nước uống của chúng, vì vậy bạn nên dùng bát sứ nặng để ngăn chặn hành vi này.

4. Chuẩn bị cho ngôi nhà của bạn

Nếu bạn không có không gian cho một phòng dành riêng cho thỏ hoặc một chiếc chuồng lớn, thì việc cho thỏ tự do lui tới khu vực sinh sống có thể là lựa chọn duy nhất của bạn. Và điều đó có nghĩa là bạn phải chuẩn bị “phòng thủ” cho ngôi nhà của mình.

Thỏ có thể là những kẻ gây rắc rối nhỏ bé. Chúng thích gặm và đào bới bất cứ thứ gì. Điều này xuất phát từ bản năng dựa trên nguồn gốc đào hang của chúng. Ngoài ra, nếu không gặm, răng của thỏ sẽ mọc dài quá mức.

Ngoài việc đồ đạc nhà bạn sẽ bị hỏng bét, việc nhai gặm bất cứ thứ gì thực sự nguy hiểm đối với thỏ, đặc biệt là nếu thứ gì đó khi đang cắm điện. Vì vậy, trước khi đem thỏ về nhà, bạn sẽ phải dành thời gian để “phòng thủ” cho ngôi nhà của mình.

a. Chặn các khu vực có nhiều dây điện

– Hướng dẫn nuôi thỏ tại nhà đầu tiên là cố gắng để càng nhiều dây càng tốt vào chỉ một hoặc hai điểm. Sau đó, chặn những khu vực này để thỏ không thể tiếp cận được. Bạn cũng có thể dựng hàng rào hoặc phong tỏa để xua đuổi thỏ.

– Giữ cho các loại dây trong nhà không nối hoặc chạm đất. Bạn có thể thiết lập các móc dọc theo tường và phía sau đồ nội thất để đảm bảo dây của bạn được nâng lên và thỏ không thể chạm vào chúng. Hãy cẩn thận xung quanh những nơi có thể có ghế hoặc các đồ đạc khác mà thỏ của bạn có thể sử dụng để nhảy lên và cắn dây.

Hướng dẫn chỉ cách nuôi thỏ tại nhà an toàn

– Che dây: Bạn có thể ngăn thỏ nhai dây bằng cách bọc dây bằng ống bọc bằng nhựa che dây điện. Điều này giúp bảo vệ dây bằng một lớp nhựa bọc ngoài, và làm giảm khả năng thỏ nhai dây. Chiếc ống dày hơn không hấp dẫn thỏ. Thứ hai, nếu thỏ có nhai, chúng sẽ mất thời gian để nhai từ vỏ nhựa đến dây điện bên trong. Điều này giúp bạn có thời gian để nhận biết hành vi của thỏ để ngăn chặn chúng.

b. Cách ngăn thỏ đào bới

Thỏ là loài đào hang tự nhiên, có nghĩa là đào hang là một hành vi tự nhiên của thỏ. Điều này đặc biệt đúng đối với thỏ cái. Trong tự nhiên, thỏ cái đào những đường hầm mới để làm tổ, cùng với bầy thỏ con của nó.

Bạn không thể loại bỏ thói quen đào bới của thỏ. Đó là một phần tự nhiên trong hành vi của chúng và việc cố gắng buộc chúng dừng lại cũng giống như bảo chúng đừng trở thành một con thỏ. Vì vậy, việc tốt nhất bạn có thể làm là cố gắng chuyển hướng sự chú ý của thỏ và bảo vệ các khu vực dễ bị đào trong ngôi nhà của bạn.

Che các góc: bạn có thể thử xếp hàng rào dọc theo tường và các góc hoặc che chúng bằng những tấm thảm nhựa. Bạn cũng có thể sử dụng các tấm thảm khác hoặc thậm chí hộp các tông phẳng dựa vào tường để ngăn thỏ của bạn đi về phía này.

Đặt đồ nội thất dựa vào tường: cách này sẽ ngăn thỏ tiếp cận với ván chân tường. Mặc dù bạn không thể chặn toàn bộ chu vi của căn phòng, nhưng bạn sẽ giới hạn việc thỏ cắn phá. Bây giờ bạn sẽ chỉ cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ một phần nhỏ của ván chân tường trong phòng, thay vì toàn bộ chiều dài của nó.

Các bài học dạy cách phòng thủ cho nhà của mình khi nuôi thỏ

Dùng ván ván gỗ hoặc bìa cứng: bạn có thể mua ván gỗ và gắn chúng vào ván chân tường. Đây là giải pháp lâu dài tốt nhất, nhưng cần thêm một chút kỹ năng để thực hiện. Nhưng điều này khá khó nếu bạn sống trong một căn hộ chung cư hoặc thuê nhà.

Dùng bình xịt táo vị đắng: bạn có thể mua hoặc pha thuốc xịt táo vị đắng để ngăn chặn thỏ nhai mọi thứ. Nếu bạn muốn tự làm bình xịt táo đắng, hãy kết hợp hai cốc giấm táo với một cốc giấm trắng thông thường. Lắc đều và xịt bất cứ nơi nào bạn cần. Bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh thay vì giấm táo nếu thích.

c. Cách ngăn thỏ làm tổ dưới đồ đạc

Thỏ thích khám phá các khu vực bên dưới đồ nội thất, chẳng hạn như ghế sofa hoặc giường. Đôi khi chúng sẽ quyết định rằng đây là những nơi tuyệt vời để xây nhà hoặc làm tổ và chúng sẽ bắt đầu mò mẫm vào đó. Nếu bạn để tấm thảm hoặc tấm chùi chân ở đó, chúng sẽ bắt đầu đào và làm thủng lỗ.

Hãy lưu ý và chặn bất kỳ khu vực nào thỏ của bạn có thể chui vào hoặc chui vào, chẳng hạn như giá đỡ, đồ nội thất hoặc các thiết bị chính. Cho dù thỏ của bạn trông có to cỡ nào với toàn bộ lông của chúng, bên dưới cơ thể của chúng sẽ nhỏ hơn nhiều. Và thỏ có thể hoạt động như chồn sương và chui vào những khoảng trống nhỏ không thể tưởng tượng được khi chúng muốn cắn.

Cách làm chuồng thỏ đơn giản

Chặn khu vực bên dưới đồ nội thất: Bạn nên dùng nhiều miếng hàng rào để chặn khoảng trống dọc theo đáy đồ nội thất. Sử dụng dây buộc zip để kết nối các tấm với nhau và sử dụng móc để gắn hàng rào vào tường hoặc đồ nội thất.

See also  Can Cat Litter Dust Cause Asthma in Cats?

Đặt các hộp carton phẳng dọc theo sàn nhà. Tuy nhiên, hãy kiểm tra và thay thế những cái hộp này một lần. Thỏ có thể đào và nhai carton tương đối nhanh.

d. Phương pháp khác

– Nuôi thỏ đúng cách là giữ bất kỳ đồ vật nào có hại cho thỏ ngoài tầm với của chúng (sản phẩm làm sạch và các sản phẩm hóa học khác, các loại cây trồng trong nhà có độc đối với thỏ, nến và thức ăn của người). Cách tốt nhất là cất chúng sau cánh cửa đóng kín hoặc xa tầm với của thỏ.

– Thỏ rất thích nhai giấy và sách báo. Chúng sẽ nhảy ngay lên giá sách và kéo một cuốn sách ra chỉ để xé nó thành nhiều mảnh. Vì vậy, bạn cần ngăn chặn thỏ với tới giá sách của mình. Đặt những cuốn vở cần thiết lên các kệ trên cùng và đảm bảo rằng thỏ không thể với tới được. Cất các cuốn sách ít khi dùng tới vào thùng carton hoặc trong tủ. Đối với tất cả các giấy tờ khác, hãy đặt chúng trong tủ.

Cách nuôi thỏ con tại nhà: để sách báo xa tầm với của thỏ

– Các thiết bị như máy sưởi và quạt có thể gây nguy hiểm cho những chú thỏ tò mò. Chúng có thể vướng mũi hoặc tai vào cánh quạt. Chúng cũng có thể làm đổ các thiết bị này. Điều tốt nhất bạn nên làm là đảm bảo rằng những thiết bị này nằm ngoài tầm với của thỏ.

Bạn có thể sử dụng giấy nhàu nát hoặc giấy vụn, một số đồ chơi nhai bằng gỗ của chúng, một số cuộn giấy vệ sinh, v.v. Sau đó, giấu một số đồ ăn vặt vào hộp để khuyến khích thỏ đào trong hộp thay vì thảm của bạn.

5. Đưa thỏ đi thú y

Trước khi cách chăm thỏ, bạn phải kiếm được một chỗ thú y chuyên về thỏ, chứ không phải là thú y chó mèo hay chung chung. Khi bạn lần đầu tiên đưa thỏ về nhà, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y chuyên ngành, những người biết cách làm việc với các động vật nhỏ vì cấu tạo giải phẫu của chúng thực sự rất khác so với mèo và chó. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình của thỏ xem chúng có gặp các vấn đề gì về sức khỏe hay không.

Thỏ dễ mắc một số vấn đề y tế như:

  • Chướng bụng (không có khả năng tiêu hóa hoặc thải chất thải)
  • Nhiễm khuẩn
  • Ve tai và bọ chét
  • Răng mọc nhiều
  • Móng chân mọc quá mức

Một số vấn đề này không phải lúc nào cũng yêu cầu bác sĩ thú y. Ví dụ, bạn có thể cắt móng chân cho thỏ và cho ăn nhiều thức ăn và đồ chơi dai để tránh răng mọc quá mức. Trong một số trường hợp, bạn có thể tự điều trị ve và bọ chét, nhưng cũng nên đến bác sĩ thú y kiểm tra.

Cách nuôi thỏ trắng

Để đảm bảo thỏ khỏe mạnh, hãy tìm hiểu về kỹ thuật nuôi thỏ thật kỹ. Cho chúng ăn uống đầy đủ, thích hợp, tập thể dục và bồi bổ sức khỏe, và kiểm tra sức khỏe thường xuyên là tất cả những điều quan trọng để giúp thỏ của bạn sống lâu và khỏe mạnh. Để triệt sản thỏ, bạn hãy tìm bác sĩ thú y có kinh nghiệm với thỏ.

6. Học cách bế và ôm thỏ

Xương sống của thỏ rất mỏng manh và nó có thể rất dễ gãy nếu thỏ đá mạnh, vì vậy, điều quan trọng là phải nâng đỡ đằng sau.

Đừng bao giờ nhấc một chú thỏ lên bằng tai vì điều đó gây đau đớn cho chúng và điều này là không cần thiết. Tốt hơn hết bạn nên nắm phần da lỏng lẻo qua vai và nâng thỏ lên dưới ngực. Sau đó, đặt tay còn lại dưới chân sau để nâng lên khỏi sàn.

Khi mới bắt đầu học cách ôm hay nâng đỡ một con thỏ, tốt hơn hết bạn nên tập ở gần sàn nhà để nếu con thỏ nhảy ra khỏi vòng tay của bạn, nó sẽ không gây chấn thương. Bạn có thể làm theo các kỹ thuật bế và ôm thỏ đúng cách của chúng tôi để không làm tổn thương đến bé thỏ của mình.

7. Chải lông cho thỏ

Thỏ là loài động vật ưa sạch sẽ và tắm rửa thường xuyên. Nhưng bạn vẫn cần chải lông cho thỏ thường xuyên vì chúng rụng lông khá là nhiều, vài lần một năm. Điều quan trọng là phải chải lông cho thỏ để loại bỏ hết lông thừa. Nếu không, thỏ của bạn có thể ăn phải nó và gặp các vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa. Việc cắt móng tay thường xuyên cũng rất quan trọng vì móng tay dài có thể vướng vào đồ vật hoặc có thể cuộn vào chân thỏ.

 

Khi tham khảo các cách nuôi thỏ kiểng/thỏ nhà, bạn cần nhớ 1 điều rằng: thỏ không cần tắm. Chúng tự làm sạch bản thân và tắm có thể khiến chúng bị sốc. Thỏ giống mèo ở một khía cạnh chải chuốt bản thân rất nhiều, mọi lúc. Trên thực tế, nếu bạn nhận thấy thỏ không chải chuốt gì cả, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật.

Vì vậy, bất chấp những video và GIF bạn có thể đã xem, đừng BAO GIỜ tắm cho thỏ. Mặc dù đúng là thỏ không đủ lực có thể cần phải vệ sinh mông, nhưng tốt nhất bạn nên lau bằng khăn ẩm và thấm khô càng sớm càng tốt bằng khăn khô. Bạn không bao giờ được ngâm hoàn toàn bất kỳ bộ phận nào của thỏ trong nước.

Tổng kết

Trước khi nuôi thỏ như thú cưng, bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ xem liệu thỏ có phải là một sự lựa chọn phù hợp cho bạn hay không. Bạn có thể chịu trách nhiệm với bé thỏ của mình hay không. Nếu câu trả lời là có, bạn có thể làm theo các cách nuôi thỏ tại nhà và cách chăm sóc thỏ dưới đây:

  • Mua các vật dụng cần thiết cho thỏ: chuồng/lồng, thức ăn, đồ chơi, khay vệ sinh và cát cho thỏ
  • “Phòng thủ” cho ngôi nhà hoặc phòng của bạn
  • Học cách bế thỏ
  • Đưa thỏ đi thú y
  • Chải lông cho thỏ

Trên đây là những điều bạn cần làm khi bắt đầu nuôi thỏ. Hãy chuẩn bị thật kỹ để không có tình huống bất tiện hay nguy hiểm nào xảy ra cho cả bạn và thỏ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho thành viên mới của nhà mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Proudly powered by WordPress | Theme: Looks Blog by Crimson Themes.